Giải đáp câu hỏi: Đất Hà Nội ở đâu đắt nhất ? Hãy cùng Bít Tuốt tìm hiểu xem Những khu đất đắt nhất ở Hà Nội là ở đâu nhé
Theo một báo cáo tin cậy, giá đất ở trung tâm Hà Nội lên gần 600 triệu đồng/m2, đắt ngang với các Thủ đô của Nhật Bản và Pháp.
Báo cáo thị trường quý 3 của Colliers International cho biết, giá đất tại các quận trung tâm của Hà Nội lên tới 27.200 USD/m2 (tương đương khoảng hơn 570 triệu đồng).
Theo đó, giá đất nội thành Hà Nội chia làm 3 khu vực.
- Khu vực 1 bao gồm các quận ngoại vi Từ Liêm và Hà Đông ở phía Tây, Long Biên ở phía Đông và Hoàng Mai ở phía Nam, có giá đất giao động từ 968 USD đến 8.329 USD/m2.
- Khu Vực 2: Biên độ dao động của các quận khu vực 2 bao gồm Thanh Xuân, Ba Đình, Cầu Giấy, Đống Đa và Tây Hồ là từ 2.590 USD đến 18.940 USD/m2.
- Khu vực 3: Nhóm cuối cùng bao gồm hai quận trung tâm Hoàn Kiếm và Hai Bà Trưng có giá dao động từ 2.611 USD đến 27.200 USD.
Đất đắt nhất: là ở các căn góc mặt phố tại các phố xung quanh hồ Hoàn Kiếm đắt ngang với giá ở Tokyo hay Paris
Ví dụ, giá một m2 nhà đất tại các phố như Hàng Gai, Cầu Gỗ hay Hai Bà Trưng có thể lên tới mức 21.000 USD – 27.000 USD.
- Giá đất trong ngõ của phố Huế, là con đường tập trung các cửa hiệu thời trang, thậm chí bằng hoặc cao hơn cả giá đất mặt phố Tôn Đức Thắng, Cầu Giấy hay Trường Chinh.
- Đất mặt phố Hai Bà Trưng có giá trung bình lên tới 21.700 USD/m2, gấp 1,5 đến 2 lần tại các phố Kim Mã và Giải Phóng.
- Giá đất tại Hà Nội thay đổi rất lớn theo vị trí tùy thuộc vào việc phát triển hạ tầng và trong nhiều trường hợp là vào yếu tố đầu cơ.
Ngoài ra, các giao dịch cũng ít thông qua kênh chính thức và thông tin không rõ ràng. Vì vậy, việc đưa ra các con số chính xác hầu như không thể thực hiện được.
3 Vùng đất vàng đắt nhất ở Hà Nội
1. "Đất vàng" ở phố cổ Hà Nội
- Theo bảng giá áp dụng từ ngày 1/1/2013 tại Hà Nội, giá đất ở các phố Hàng Ngang, Hàng Đào và Lý Thái Tổ (quận Hoàn Kiếm) tối đa là 81 triệu đồng/m2. Tuy nhiên, trên thực tế, giá thị trường áp dụng cho những khu đất vàng nói trên đắt hơn cả chục lần, nhiều vị trí có giá xấp xỉ hàng tỷ đồng mỗi m2.
- Đất thuộc các khu phố cổ luôn có giá cao ngất ngưởng bởi lẽ nó không chỉ có giá trị về lịch sử, văn hóa mà còn nằm ở vị trí trung tâm, thuận tiện cho việc buôn bán. Chỉ cần sở hữu vài m2 đất tại phố cổ, người dân có thể kiếm vài chục triệu mỗi tháng hoặc cho thuê lại với giá tính bằng nghìn đô. Bởi vậy, nhà mặt tiền tại các phố Hàng Ngang, Hàng Đào dù là nhà cũ, nhà nhỏ nhưng chưa khi nào có giá dưới 800 triệu đồng/m2. Các phố Hàng Bồ, Hàng Trống, Hàng Buồm, Bát Đàn có giá thấp hơn một chút khoảng 600-700 triệu đồng/m2.
2. "Đất vàng" quanh Hồ Hoàn Kiếm
- Khu "đất vàng" số 22-24 Hàng Bài và 25-27 Hai Bà Trưng từng được đền bù với giá 900 triệu đồng/m2.
Các tuyến phố quanh khu vực Hồ Hoàn Kiếm như Hàng Bài, Lý Thái Tổ, Hai Bà Trưng với giá đất thuộc mức tiền tỷ mỗi m2. Cuối năm 2010, để giải tỏa được khu đất vàng số 22-24 Hàng Bài và 25-27 Hai Bà Trưng cho một dự án xây dựng trung tâm thương mại-văn phòng, đơn vị chủ đầu tư đã phải chấp nhận đền bù với giá 900 triệu đồng/m2. Chưa kể sau đó việc giải tỏa còn kéo dài khi một số chủ hộ khác vẫn đòi mức giá bồi thường 1 tỷ đồng/m2. Trước đó, mức giá đền bù 500 triệu đồng/m2 đã được xem là chưa từng có tại Việt Nam.
3. "Đất vàng" ven Hồ Tây
- Một khu "đất vàng" khác của Hà Nội phải kể đến đất tại khu vực ven hồ Tây. Trong khi thị trường bất động sản trầm lắng thì tại khu vực này, giá bán đất và cho thuê vẫn ở mức cao và gần như không rớt giá.
- Theo một số chuyên gia về bất động sản, giá đất có mặt tiền quay ra hướng hồ Tây có mức giá dao động từ 35.000 - 40.000 USD/m2. Dù thị trường đang trầm lắng, nhưng giá đất tại khu vực này vẫn giữ giá, thậm chí những khu đất rộng từ trên 200 m2/mảnh còn tăng nhẹ, khoảng 2 - 5%.
- Theo một số chuyên gia, đất ở ven Hồ Tây là khu vực yên tĩnh, gần hồ, nhiều cây xanh với không khí trong lành và sự riêng biệt. Cơ sở hạ tầng ở đây rất phát triển với đủ các loại hình giải trí đáp ứng nhu cầu sống như khách sạn, nhà hàng quốc tế, siêu thị, cơ sở chăm sóc y tế, trường học quốc tế cho mọi lứa tuổi.
- Từ khu vực Hồ Tây, khách hàng dễ dàng đi lại vào trung tâm thành phố, ra sân bay với giao thông thuận lợi, ít tắc đường. Một lý do nữa, sở dĩ bất động sản tại khu vực này vẫn “nóng” là do ngoài mua để ở thì nhu cầu thuê nhà tại khu vực này cũng rất lớn.
Nguồn sưu tầm
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét